+ Người lái đò sông Đà là một áng văn trong tập tùy bút Sông
Đà (1960) – thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ
và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Sông Đà gồm 15 thiên tùy bút
và một bài thơ ở dạng phác thảo.
+ Mục đích chính của chuyến đi tới Tây Bắc của nhà văn đồng
thời cũng là cảm hứng chủ đạo của cả tập bút ký là tìm kiếm chất vàng của thiên
nhiên Tây Bắc và nhất là chất vàng mười – “thứ vàng đã được thử lửa” ở tâm hồn
những con người lao động, chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng.
- Xuân
Quỳnh có cuộc đời bất hạnh, luôn khát khao tình yêu, mái ấm gia đìnhvà tình mẫu
tử
- Đặc điểm
hồn thơ: tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khát khao hạnh phúc đời
thường, bình dị, nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu.
- Việt Bắc là khu căn cứ đầu não của cuộc kháng chiến chống
Pháp
- Tháng 7 năm 1954 hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình
lập lại ở miền Bắc. Tháng 10 năm 1954, ngay sau cuộc kháng chiến chống TDP kết
thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại
thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống
và gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu Việt Bắc để về xuôi.
Bài thơ được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó.
I. Tác giả: Phạm Văn
Đồng, nhà cách mạng xuất sắc, nhà văn hóa lớn, đồng thời là nhà lí luận văn nghệ
lớn của nước ta trong thế kỉ XX. Ông viết nhiều bài nghị luận đặc sắc về các
nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu... Phạm Văn Đồng tham gia hoạt động
cách mạng và giữ nhiều chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).