1.
Con đường thơ Tố Hữu
* Từ ấy (1937-1946):
- Nội dung: Tập thơ đầu tay, thể hiện
một hồn thơ sôi nổi, say mê lí tưởng từ khi giác ngộ cách mạng đến lúc trưởng
thành của người thanh niên cách mạng. Tập thơ chia làm 3 phần: “Máu lửa”;
“Xiềng xích”; “Giải phóng” .
- Nghệ thuật: giọng thơ thiết tha, chân
thành, sôi nổi, chất lãng mạn trong trẻo.
* Việt Bắc (1947-1954):
- Nội dung: là bản anh hùng ca về cuộc
kháng chiến chống Pháp gian lao, anh dũng và thắng lợi vẻ vang; thể hiện những
tình cảm lớn của người Việt Nam trong kháng chiến: tình yêu quê hương đất nước,
tình đồng bào, đồng chí, tình quân dân, tình cảm với lãnh tụ. Tác phẩm tiêu
biểu: “Việt Bắc”; “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”; “Ta đi tới”.
- Nghệ thuật: Giọng điệu ngợi ca, giàu
cảm hứng lãng mạn.
* Gió lộng (1955-1961):
- Nội dung: Với cảm hứng lãng mạn, lạc
quan, tập thơ ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc; thể hiện tình cảm đối
với miền Nam ruột thịt, bộc lộ ý chí đấu tranh thống nhất đất nước. Tác phẩm
tiêu biểu: Bài ca mùa xuân 61;Người con gái Việt Nam…
- Nghệ thuật: Giàu cảm hứng lãng mạn,
mang khuynh hướng sử thi
* Ra trận (1962-1971), Máu và hoa
(1972-1977):
-Nội dung: Là khúc ca ra trận nhằm cổ
vũ, động viên, kêu gọi chiến đấu ở cả hai miền Nam Bắc; ngợi ca cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mĩ cứu nước vĩ đại, ngợi ca đất nước và con người Việt Nam
anh hùng. Tác phẩm tiêu biểu: “Chào xuân 67”; “Theo chân Bác”; “Việt Nam- Máu
và hoa”…
- Nghệ thuật: Giàu tính chính luận, sử
thi và âm hưởng anh hùng ca
* Tố Hữu còn có hai tập thơ: Một tiếng
đờn (1992), Ta với ta (1999).
Đây là hai tập thơ viết sau 1975, bộc
lộ những chiêm nghiệm về lẽ đời, niềm tin vào lí tưởng, con đường cách mạng.
Giọng thơ trầm lắng, giúp suy tư.
2
.Những đặc điểm cơ bản của phong cách thơ Tố Hữu
a.Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng
sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị:
- Lí tưởng cách mạng, quan điểm chính
trị chi phối cách nhìn nhận và cảm xúc về mọi phương diện kể cả đời sống riêng
tư.
- Mọi vấn đề chính tri, mọi sự kiện
của đời sống cách mạng đều trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật, tạo sự thống
nhất giữa tuyên truyền cách mạng và cảm hứng trữ tình.
- Nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm
lớn, niềm vui lớn.
b. Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng
sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Tập trung thể hiện ở những vấn đề
lớn lao, trọng đại của cách mạng, dân tộc.
- Nhân vật trữ tình tập trung những
phẩm chất của giai cấp, của dân tộc mang tầm vóc thời đại, lịch sử.
- Thơ luôn hướng tới tương lai, khơi
dậy niềm tin tưởng lạc quan vào sự nghiệp tất thắng của dân tộc.
c.Thơ
Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết- giọng của tình thương mến.
- Nhiều vấn đề chính trị, cách mạng đã
được thể hiện như những vẫn đề của tình cảm muôn đời.Lối xưng hô thân mật.
- Chất giọng Huế ngọt ngào.
- Quan niệm của Tố Hữu về thơ: thơ là
tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí.
d.Thơ
Tố Hữu đậm đà tính dân tộc:
- Về nội dung:
+ Thể hiện những nét đặc sắc của đất
nước, con người Việt Nam.
+ Những tình cảm chính trị, đạo lí
cách mạng được tiếp nối và hoà nhập với truyền thống tình cảm và đạo lí dân
tộc.
- Về nghệ thuật:
+ Thơ Tố Hữu đặc biệt thành công với
các thể thơ dân tộc (Thơ bảy chữ, thơ lục bát)
+ Thơ Tố Hữu sử dụng lối ví von, so
sánh gần gũi với ca dao, dân ca.
+ Thơ Tố Hữu thể hiện thành công vẻ
đẹp của âm thanh ngôn ngữ tiếng Việt.
--------------
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. (2 điểm): Tại sao nói những
chặng đường thơ của Tố Hữu gắn bó mật thiết với những chặng đường cách mạng của
dân tộc ?
Hướng dẫn: xem mục 1
Câu 2. (2 điểm): Tại sao nói thơ Tố
Hữu là thơ trữ tình - chính trị ?
Hướng dẫn: xem mục 2a
Câu 3. (2 điểm): Tính dân tộc trong
nội dung và hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?
Hướng dẫn: xem mục 2d
Câu 4(2 điểm):Nêu những nét chính
trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
Hướng dẫn: xem mục 2a,2b.2c,2d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét