Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn thơ sau




Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không 
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
                                 (Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2012)

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) - Đề số 01


ĐỀ BÀI:


Anh (chị) hãy phát biểu điều tâm đắc nhất của mình về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:



Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 119 — 120)

Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả (Nghị luận xã hội)

Nhà văn Pháp nổi tiếng Đi-đơ-rô có nói:
 
“Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.

Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên của Đi-đơ-rô. Câu nói đã gợi cho anh (chị) điều gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay.

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

SO SÁNH HÌNH ẢNH CỦA ĐOÀN QUÂN TÂY TIẾN VÀ VIỆT BẮC

Đề bài: Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá và thể hiện riêng:

Trong bài “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
(“Tây Tiến” – Quang Dũng)

Trong thi phẩm “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cũng mũ nan”.
(“Việt Bắc” – Tố Hữu).
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên ?

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Chọn Đổ Lỗi hay chọn Thành Công?

Vừa sáng ra uống nước, thế nào mà cái tấm lót cốc lại bám theo, gần đến miệng thì rơi ra…
Hoảng, làm đổ luôn nửa cốc nước vào người.

Bớt “ảo” để được “sống” cho ra sống!



P/s: Suy cho cùng, chúng ta chỉ là những trái tim thiếu đói tình yêu <3


 
Tôi chỉ bạn cách này nhé, hôm nào bạn nói chuyện với bạn bè của mình bạn cứ khoanh tay trước ngực, ai hỏi gì thì trả lời, ai không hỏi thì thôi.

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (đoạn từ khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời)



Đề 3:  Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao (đoạn từ khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời)

GỢI Ý:

Những ý cần đạt
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích.
* Phân tích:
- Hoàn cảnh gặp Thị Nở trong cơn say.
- Trước hềt là sự thức tỉnh: khi tỉnh rượu, hắn cảm nhận về không gian, cuộc sống xung quanh, tình trạng của mình… sau đó hắn tỉnh ngộ, cảm nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc của thị Nở.
+ Sau đó là hắn hy vọng, ước mơ lương thiện trở về, đặt niềm hy vọng lớn ở thị Nở. Hắn đã ngỏ lời với thị, trông đợi thị về xin phép bà cô.
            + Tiếp đó là thất vọng và đau đớn: bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo và Thị Nở đã từ chối Chí nhưng hắn vẫn cố níu giữ. Đau đớn và căm hận, Chí quyết giết chết thị và bà cô thị.
            + Cuối cùng là phẫn uất và tuyệt vọng: Chí về nhà uống rượu, ôm mặt khóc. Và rồi hắn xách dao đi đến nhà bá Kiến, đòi lương thiện. Hắn đã giết bá Kiến và tự sát.
* Kết luận:
          + Bi kịch của con người sinh ra là người mà không được làm người.
          + Sự cảm thông sâu sắc của Nam Cao với khát vọng lương thiện trong con người và sự bế tắc của những khát vọng trong hiện thực xã hội ấy.


PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM LÝ NHÂN VẬT BÀ CỤ TỨ TRONG "VỢ NHẶT"



Đề 2: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.


BÀI VIẾT
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta năm 1945 dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật, với nạn đói khủng khiếp đã làm chết hơn hai triệu người. Đó là hậu quả đường lối đô hộ tàn bạo của thực dân Pháp mấy mươi năm cùng chủ trương độc ác nhổ lúa trồng đay của phát xít Nhật. Kim Lân không mô tả kĩ hiện thực tàn khốc của nạn đói lúc bấy giờ mà tập trung thể hiện vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu sau cái bề ngoài xác xơ. vì đói khát của những người nghèo khổ. Trong cái cuộc sống không đáng gọi là sống ấy, họ vẫn nhen nhóm niềm tin và hi vọng vào sự đổi đời, vào tương lai tốt đẹp.

DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG NHÂN VẬT TRÀNG TRONG VỢ NHẶT



Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân để làm sáng tỏ vẻ đẹp của tình người.

Bài làm:
I. Mở bài
Kim Lân là nhà văn sớm nhập cuộc xã hội. Ông là tấm gương lớn về sự nỗ lực tự học. Do hoàn cảnh gia đình khó khắn Kim Lân chỉ học hết bậc tiểu học. Cuộc đời rộng lớn chính là trường đại học của ông. Đấy là cơ sở cho những trang viết vừa bề bộn chất sống, vừa rất đỗi tinh tế, tài hoa. Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân. Truyện ngắn này không chỉ hấp dẫn người đọc bởi tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, mà còn ở chỗ nhà văn đã xây dựng thành công những nhân vật chính như anh cu Tràng để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. Diễn biến tâm trạng của nhân vật cũng thể hiện giá trị nhân đạo và vẻ đẹp của tình người trong tác phẩm.

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

QUÊ TÔI MÙA GẶT

Có những thứ rất đẹp, rất lãng mạn… 
Nhưng chỉ khi ta ở vị trí đứng nhìn
Cánh đồng lúa vàng ươm mùa gặt trong khói lam chiều. Đẹp thật, nên thơ thật… nhưng chỉ trong con mắt của người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những người có chút không gian sống thư thả ngắm nhìn.