Nhà văn Pháp nổi
tiếng Đi-đơ-rô có nói:
“Nếu không có mục đích, anh không làm được
gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.”
Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên
của Đi-đơ-rô. Câu nói đã gợi cho anh (chị) điều gì về quan niệm sống của bản
thân hiện nay.
HƯỚNG DẪN:
Yêu cầu chung
- Về
kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội:
Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng hợp
lí, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Về
kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều
cách khác nhau, nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được các ý
sau:
1. Nêu vấn đề
- Giới thiệu vấn đề bàn luận: mục đích
trong cuộc sống của con người.
- Trích dẫn nhận định.
2. Giải thích
- Mục đích: là yêu cầu cần đặt ra trước
khi thực hiện một công việc; là cái ta cần phấn đấu để đạt được trong quá trình
thực hiện công việc.
- Mục đích tầm thường: yêu cầu cần đạt
được ở mức độ thấp, có thể chỉ phục vụ cho lợi ích ở phạm vi hẹp với bản thân.
- Cái vĩ đại: cái lớn lao, cao cả, có ý
nghĩa với nhiều người, với tập thể.
- Câu nói: Đi-đơ-rô đề cập đến tính mục
đích trong mọi công việc, hoạt động của con người và mỗi người cần xác định cho
mình một mục đích sống cao đẹp.
3. Bàn
luận:
- Vai trò của mục đích sống với con người:
+ Hành động có mục đích là hành động của
con người có trí tuệ soi sáng, khác hẳn với hành động bản năng tự nhiên của
loài thú.
+ Mục đích mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi
hành động của con người, giúp hành động của con người đạt kết quả.
+ Sống không có mục đích, con người sẽ
trở nên vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.
- Khẳng định tính chất đúng đắn của câu
nói:
+ Mục đích cao thượng, tốt đẹp là động lực
thúc đẩy con người không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Và khi cần, sẵn sàng
hi sinh cả bản thân mình để thực hiện mục đích cao thượng.
+ Sống có mục đích cao thượng, con người
sẽ trở nên hữu ích cho gia đình, xã hội. Có mục đích, lí tưởng tốt đẹp, con người
sẽ giàu ý chí, nghị lực, sẽ đạt được những ước mơ cao đẹp.
- HS lấy dẫn chứng trong lịch sử và thực
tế để chứng minh.
4. Phê phán những kẻ sống
không có mục đích hoặc mục đích sống tầm thường. Bởi nó khiến con người ta trở
nên thụ động, bạc nhược, vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.
5. Suy nghĩ về quan niệm sống của bản thân:
- Ngay từ tuổi học sinh, chúng ta phải
xác định cho mình một mục đích, lí tưởng sống cao đẹp: Mình vì mọi người, mọi
người vì mình.
- Trước mắt, xác định động cơ, mục đích
học tập đúng đắn: học để nắm được kiến thức vững vàng; làm chủ khoa học, kĩ thuật,
làm chủ cuộc đời mình; đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước, dân tộc.
6. Khẳng định lại ý nghĩa, tác dụng của câu
nói với bản thân và với mọi người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét